347 lượt xem

Đột quỵ tử vong liên tục, làm sao tránh?

Đột quỵ và cấp cứu đột quỵ (hay cấp cứu tai biến mạch máu não) là một tình trạng y tế khẩn cấp. Người bệnh cần được phát hiện sớm, sơ cứu, chuyển viện đúng và được can thiệp cấp cứu đột quỵ càng sớm càng tốt, nhằm tăng khả năng cứu sống và hạn chế tối đa các biến chứng.
​Đột quỵ tiếp tục khiến nhiều người lo lắng khi bệnh ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Trên bản đồ đột quỵ thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ người bị đột quỵ cao nhất. Nhiều người đã tử vong trên đường đi cấp cứu.
Mới đây, một tài xế xe khách tuyến TP.HCM – Bình Thuận bỗng đột quỵ khi đang chở khách. May mắn cho hành khách trên xe, tài xế trước khi gục xuống đã cố gắng dừng xe an toàn (tài xế được đưa đi cấp cứu, sau đó tử vong). Nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở độ tuổi nào, làm ngành nghề gì.
Khi một người không may bị đột quỵ, mỗi giây đều có giá trị bởi chỉ cần chậm 1 giây thì có đến 32.000 tế bào não chết; sau 59 giây thì có 1,9 triệu tế bào não sẽ chết. Vì thế, những gì bạn làm trong thời điểm quan trọng đó có thể giúp cứu sống người bệnh. Do đó, khi thấy một người có các dấu hiệu đột quỵ, những người xung quanh nên sơ cứu, chuyển người bệnh vào bệnh viện nhanh nhất và an toàn nhất. Quan trọng hơn, quy trình và các kỹ thuật can thiệp cấp cứu người bị đột quỵ ra sao để đạt hiệu quả cao?
Theo các chuyên gia, quy trình sơ cứu và cách cấp cứu đột quỵ đúng, nhanh chóng sẽ giúp tăng cao tỷ lệ sống sót và hồi phục cho người bệnh.
1️⃣ 𝐂𝐚̂́𝐩 𝐜𝐮̛́𝐮 đ𝐨̣̂𝐭 𝐪𝐮𝐲̣ 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀? 𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐯𝐚̀𝐧𝐠 𝐜𝐚̂́𝐩 𝐜𝐮̛́𝐮 đ𝐨̣̂𝐭 𝐪𝐮𝐲̣?
Cấp cứu đột quỵ là kịp thời thực hiện các biện pháp can thiệp khác nhau như dùng thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp mạch lấy cục máu đông, bít tắc mạch máu bị vỡ hoặc phẫu thuật lấy khối máu tụ… nhằm giúp cứu sống và hạn chế tối đa các biến chứng cho người bệnh. Khi người bệnh bị đột quỵ, cấp cứu càng sớm thì tỷ lệ thành công và phục hồi sau đột quỵ càng cao.
Vậy “giờ vàng” trong cấp cứu đột quỵ là như thế nào? Theo các bác sĩ, thời gian vàng cấp cứu đột quỵ tùy thuộc vào thể loại đột quỵ và thời điểm mà người bệnh được đưa đến bệnh viện. Trong 3-6 giờ đầu tiên sau khi đột quỵ xảy ra là thời điểm tốt nhất để thực hiện cấp cứu đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch. Sau 6 giờ và có thể mở rộng lên đến 24 giờ, kỹ thuật thường được áp dụng để cấp cứu đột quỵ là can thiệp mạch, phẫu thuật… Cấp cứu đột quỵ trong “giờ vàng” càng sớm càng tốt, giúp bệnh nhân hạn chế tàn phế, hôn mê hay thậm chí là tử vong.
2️⃣ 𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐱𝐮̛̉ 𝐭𝐫𝐢́ 𝐤𝐡𝐢 𝐠𝐚̣̆𝐩 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐨́ 𝐝𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐛𝐢̣ đ𝐨̣̂𝐭 𝐪𝐮𝐲̣
Các dấu hiệu thường gặp ở người bị đột quỵ có thể có một trong số các triệu chứng sau: đau đầu dữ dội, mất thăng bằng đi không vững, nhìn đôi, méo một bên mặt, nói khó, nói đớ, tê yếu một bên thân, không thể giơ hai tay lên cùng lúc,… Lúc này, điều quan trọng là nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất có điều trị đột quỵ cấp để cấp cứu (cấp cứu đột quỵ) rất quan trọng.
3️⃣ 𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐥𝐚̀𝐦 𝐤𝐡𝐢 𝐭𝐡𝐚̂́𝐲 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐛𝐢̣ đ𝐨̣̂𝐭 𝐪𝐮𝐲̣
Nếu thấy hoặc biết một người đang có dấu hiệu đột quỵ, bạn cần:
👉 Nhanh chóng gọi cấp cứu. Bạn có thể gọi ngay hotline y tế hoặc hotline cấp cứu của một bệnh viện gần nhất để được đội ngũ y tế hỗ trợ đưa người bệnh đến bệnh viện thực hiện cấp cứu người đột quỵ. Hoặc bạn và những người xung quanh có thể trực tiếp nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện.
👉 Sau khi liên hệ với cấp cứu, hãy ghi lại thời gian phát hiện người bệnh có dấu hiệu đột quỵ và những biểu hiện của người bệnh để thông báo với bác sĩ ngay khi vào bệnh viện. Như vậy bác sĩ có thể dễ dàng xác định được thời gian đột quỵ của bệnh nhân và lựa chọn cách cấp cứu người bị đột quỵ phù hợp nhất.
👉 Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, hầu hết người bị đột quỵ không cần hô hấp nhân tạo. Tuy nhiên, nếu không thấy nhịp thở của người bệnh đột quỵ thì có thể hô hấp nhân tạo trước khi người bệnh được đưa đến bệnh viện.
👉 Trong thời gian chờ người bệnh được cấp cứu đột quỵ, hãy để người bệnh nằm nghiêng 30-45 độ, mặc quần áo rộng và thoáng mát. Có thể quấn khăn sạch vào ngón tay để lấy đờm, dãi trong cổ người bệnh nếu bệnh nhân có dấu hiệu thở khò khè tăng tiết đờm dãi. Nếu thấy người bệnh có biểu hiện co giật thì dùng đũa quấn vải sạch chặn ngang miệng, tránh người bệnh cắn vào lưỡi.
👉 Khi đột quỵ xảy ra, người nhà cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở tế có khả năng điều trị tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch và can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ, tránh đến những nơi chưa đủ điều kiện xử lý vì sẽ gây mất thời gian cấp cứu người bệnh.
4️⃣ 𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐧𝐞̂𝐧 𝐥𝐚̀𝐦 𝐤𝐡𝐢 𝐬𝐨̛ 𝐜𝐮̛́𝐮 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐛𝐢̣ đ𝐨̣̂𝐭 𝐪𝐮𝐲̣
👉 Nếu thấy một người có những biểu hiện đột quỵ như yếu hai tay, méo miệng, đau đầu,… và họ muốn đi ngủ thì tốt nhất bạn không nên để họ đi ngủ rồi sau đó mới đưa đi cấp cứu. Thời gian đặc biệt quan trọng khi cấp cứu tai biến . Nếu người bệnh ngủ, đồng nghĩa với việc thời gian cấp cứu chậm hơn và các tế bào não sẽ chết đi nhiều hơn, để lại những biến chứng nặng nề và thậm chí còn gây tử vong.
👉 Ngoài ra, khi thấy người bị đột quỵ, không tự ý cho người bệnh uống bất kỳ loại thuốc nào. Có hai loại đột quỵ là đột quỵ xuất huyết não (do vỡ mạch máu dẫn đến chảy máu não) và đột quỵ do nhồi máu não (do cục máu đông dẫn đến tắc nghẽn mạch máu). Ví dụ, nếu cho người bệnh sử dụng aspirin để làm giảm triệu chứng đau đầu do đột quỵ, người bệnh có thể bị chảy máu não nhiều hơn do aspirin là chất làm loãng máu. Hay người bệnh bị nhồi máu não mà cho uống hạ huyết áp nhanh sẽ làm vùng nhồi máu lan rộng ra do thiếu máu nuối. Vì thế, tốt nhất khi xử trí người bị tai biến mạch máu não thì không tự ý cho người bệnh sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
👉 Một lưu ý khác là trong khi chờ đợi bác sĩ cấp cứu đột quỵ, người nhà không nên cho người bệnh ăn uống bởi có thể gây sặc, ngạt thở. Đồng thời, cũng không được chích kim vào khóe miệng hay ngón tay của người bệnh hoặc tự ý để người bệnh ở nhà điều trị không có tác dụng gì ngược lại làm cho bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng hay huyết áp tăng vọt do đau.
✅ Điều trị dự phòng đột quỵ hiện nay là điều trị các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường…
Để hạn chế nguy cơ mắc đột quỵ, người bệnh phải điều trị và uống thuốc thường xuyên theo chỉ định bác sĩ.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân hiếm gặp cũng gây ra đột quỵ cần được bác sĩ khảo sát sâu hơn như phình động mạch não, dị dạng động mạch não hoặc có khối u ở trong não chuyển sang xuất huyết… với các biểu hiện điển hình như thường xuyên đau đầu, buồn nôn hoặc nôn không rõ nguyên nhân.
Do đó, người dân cần kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần. Việc áp dụng các kỹ thuật chuyên sâu để kiểm tra tầm soát, đánh giá nguy cơ mắc đột quỵ phải được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì có thể gây tốn kém không cần thiết.
========================
🏥 BỆNH VIỆN QUÂN DÂN Y MIỀN ĐÔNG
—–Hết lòng vì người bệnh—–
📬 50 Lê Văn Việt, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
🚑 ĐT cấp cứu 24/7: 028 3730 7127 hoặc 115
🌐 Website: miendong7c.vn
Zalo: Bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông
📧 Email: benhvienmiendong7c@gmail.com
⏰ Thời gian khám bệnh ngoại trú: 7h00 – 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần; 7h00 – 11h30 thứ 7 hàng tuần